BIM - Building Information Modeling - Mô hình thông tin công trình
Building Information Modeling - BIM là gì?
Trước khi xuất hiện phần mềm máy tính hổ trợ thiết kế (CAD) để mô phỏng các bản vẽ công trình thì bản vẽ tay là bản vẽ được lấy làm chuẩn. Cách đây một thời gian không lâu, như một bước phát triển cao hơn khi tiện ích của hệ thống CAD trở nên dễ hiểu hơn và được minh chứng, công cụ này trở nên phổ biến và việc sử dụng CAD 2D hay 3D để thiết kế được coi là chuyện bình thường. Và hiện nay các ngành công nghiệp hiện đại có xu hướng phát triển những thế hệ mới cho công cụ thiết kế công trình được gọi là ‘’mô hình thông tin công trình’’ ( Building Information Modeling), viết tắt là BIM.
Các nhà kiến trúc sư, chuyên viên thiết kế hệ thống cơ, điện, ống nước và các nhà thầu đã sử dụng kho thư viện CAD truyền thống được cung cấp bởi các nhà sản xuất sản phẩm công trình, chủ yếu là dữ liệu hình học mô tả sản phẩm. BIM đi xa hơn các bản vẽ CAD truyền thống bởi sự cung cấp thêm tính năng thông minh cho các thiết bị công trình (chẳng hạn như cửa sổ, tường hay máy lạnh trung tâm) cũng như cung cấp mối liên hệ về thông tin và không gian giữa công trình, thiết bị, tải trọng, thời tiết,.. và sự tương tác của các yếu tố này lên hệ thống.
Khi được thực hiện bởi công cụ CAD 2D truyền thống, bản vẽ thiết kế thường xuất hiện những lỗi mà chỉ được phát hiện trong quá trình thi công – ví dụ : hệ thống ống dẫn thường bị vướng vào nhau.
Xu hướng của BIM là tăng yêu cầu cho nhà thiết kế phải cung cấp dữ liệu năng lượng chính xác để hổ trợ cho việc khuyến khích tiết kiệm năng lượng và phải trải qua chứng nhận của Ban Lãnh Đạo Thiết Kế vì Năng Lượng và Môi Trường (Leadership in Energy and Environment Design (LEED®) ). Khả năng thiết kế chính xác hệ thống HVAC sắp thi công có thể được quyết định bởi việc cung cấp mô hình năng lượng chính xác nhất cho công trình.
Theo trực giác nhiều người nghĩ rằng BIM là phấn mềm, thực tế BIM là tiến trình tạo dựng và sử dụng mô hình kĩ thuật số cho công việc thiết kế, thi công hay quá trình thực hiện dự án. Phần mềm đơn giản chỉ là cơ cấu để tiến trình BIM được thực hiện.
Tiến trình BIM liên quan đến các thành phần tham gia trong toàn bộ chu kì của dự án (kiến trúc sư, kĩ sư, nhà thầu, chủ công trình, quản lý thiết bị, v.v) tất cả những người góp sức và trao đổi thông qua việc chia sẻ mẫu thiết kế.
Những mẫu thiết kế này bao gồm sự kết hợp giữa mô hình thông minh 2D và 3D trước đây sử dụng để lập bản vẽ thiết kế công trình, cùng với các yếu tố ngoại vi như vị trí địa lý và điều kiện thực tế ở địa phương, cho đến dữ liệu ảo của công trình cung cấp nguồn cho mọi thông tin phục vụ việc thiết kế công trình.
‘’Sự thông minh’’ được đưa vào vật thể bao gồm giá trị biến đồ họa xác định trước và thông tin phi đồ họa, cung cấp cho kiến trúc sư, kĩ sư cơ-điện-ống, và nhà thầu khả năng biểu diễn hình học và mối quan hệ giữa các yếu tố công trình liên quan.
Thông tin này cấp vào dữ liệu tích hợp, nó sẽ cấp thông tin cho toàn bộ các văn kiện thiết kế và bảng liệt kê cho dự án. Khi một thay đổi được định ra cho mô hình, tất cả các góc nhìn đồ họa (sơ đồ, kiến trúc, chi tiết, và các bản vẽ cấu trúc khác), cũng như các thông tin phi đồ họa như văn kiện thông tin kiến trúc và bảng liệt kê sẽ tự động phản hồi và cập nhật các thay đổi đó.
ƯU ĐIỂM CHÍNH CỦA BIM
Vì mô hình kĩ thuật số đại diện cho sự mô tả thống nhất của công trình, nó có thể cải thiện đáng kể sự phối hợp thông tin ở các giai đoạn thiết kế, thi công và chu kì của công trình.
Là mô hình kĩ thuật số thống nhất nên các kiến trúc sư, kĩ sư cơ-điện-ống, nhà thầu, quản đốc phân xưởng, và chủ đầu tư ở mỗi khâu khác nhau trong chu kì của công trình có thể dẫn xuất nó để thêm vào, xuất ra hay chỉnh sửa thông tin để hỗ trợ vai trò của họ.
BIM cung cấp một cái nhìn tổng quan rõ ràng về công trình giúp các kĩ sư đưa ra các quyết định phù hợp , giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả công việc.
Thiết kế dễ hình dung hơn
Khả năng dự đoán chủ nhà, khách và hàng xóm sẽ phản ứng hay tác động tới công trình là phần chủ yếu của tiến trình thiết kế của kiến trúc sư và kĩ sư. Nhưng mẫu công trình ảo được tạo ra trong tiến trình BIM cũng cung cấp lợi ích rất lớn cho kĩ sư cơ-điện-ống để tối ưu hóa cách bố trí hệ thống HVAC với không gian hạn chế của công trình
Hoặc thay thế bộ tuần hoàn khí ở phòng kĩ thuật, hoặc sắp xếp lại ống dẫn, khả năng xây dựng nên hệ thống HVAC áo và mô phỏng ảo 3D nó có thể đảm bảo cho mọi thiết bị sẽ phù hợp khi lắp đặt.
Cải thiện tính toán chi phí
BIM có thể đơn giản hóa và giúp việc tính toán chi phí do thông tin có tính chiều sâu và chính xác mà nó cung cấp. Mối liên hệ dễ dàng với vật liệu và số chi tiết lắp đặt có thể xuất ra từ mô hình có thể cải thiện tốc độ và độ chính xác của việc ước tính, đưa ra những thay đổi về kiểu dáng thiết kế vì vậy chi phí tập trung có thể được giải quyết một cách chủ động
Giảm chi phí lắp đặt
Những điều không thích hợp sẽ được xác định khá lâu trước khi quá trình lắp đặt tiến hành để cho thấy phấn nào của bản thiết kế chiếm vị trí trùng nhau. Điều này sẽ giảm hay triệt tiêu sự thay đổi trong quá trình lắp đặt.
Mô hình BIM có thể được sử dụng để làm sẵn các chi tiết của công trình,ví dụ như là ống dẫn một cách đáng tin cậy. Điều này sẽ giúp tiết kiệm chi phí liên quan đến lắp ráp và lắp đặt.
Lịch sử công trình
Khi một công trình được thông qua khâu thiết kế, lắp đặt và được sử dụng, mô hìnhkĩ thuật số có thể được dùng như một thông tin quan trọng cho chủ sở hữu và nhà thầu dịch vụ. Ví dụ, nếu một chi tiết công trình bị hỏng,mô hình thông tin công trình có thể được sử dụng để xác định vị trí, nhà sản xuất, số model, thông số vận hành và các dữ liệu thích hợp để sửa chữa một cách hiệu quả hay thay thế chi tiết đó.
Nếu một phần công trình được làm lại mô hình mới, mô hình thông tin công trình sẽ được sử dụng để xác định các chi tiết kín, như ống dẫn và thiết bị điện để xúc tiến các quyết định trên mô hình thiết kế mới.
PHẦN MỀM BIM
Hầu hết các hãng sản xuất phần mềm kiến trúc, kĩ thuật và xây dựng như Autodesk, Bentkey, Gehry Technologies và Graphisoft cung cấp các phần mềm cần thiết cho việc tạo nên mô hình công trình kĩ thuật số.
Trong khi phần lớn những người sử dụng các phần mềm này là kiến trúc sư thì trong số đó các kĩ sư cơ-điện-ống và các nhà thầu cũng không ngừng gia tăng khi ích lợi của công nghệ ngày càng được nhận thấy và khi thị trường đòi hỏi khắt khe hơn về quá trình thiết kế để đạt các mục đích về năng suất, chi phí và sức bền.
Các hãng sản xuất phần mềm đang điều chỉnh sản phẩm của họ để có những chức năng hổ trợ tốt hơn mà trong quá khứ đã bị tách biệt khỏi phần thiết kế hình học. Những chức năng này bao gồm những vấn đề như phân tích năng lượng, ước tính chi phí,trình tự thi công và quản lí thiết bị. Các vần đề này cho phép tăng cường tạo nên phương pháp giải quyết hoàn hảo hơn cho những quy tắc khác nhau của ngành.
NỘI DUNG CỦA BIM XUẤT PHÁT TỪ ĐÂU
Mô hình BIM phụ thuộc biến số vật thể 2D và 3D xác định trước, cho phép chứa lượng thông tin phi đồ họa để thiết kế mô hình công trình chính xác nhất.
Trong nhiều trường hợp, những vật thể này đại diện cho các chi tiết công trình, ví dụ như các thiết bị HVAC. Vật thể lí tưởng nên được cung cấp bởi nhà sản xuất để đảm bảo sự mô tả chính xác nhất của chi tiết thực tế sẽ được sử dụng trong quá trình thi công. Khi cần thiết sử dụng một vật thể khái quát nhý một kí hiệu, mô hình thông tin công trình sẽ không hoàn thành cho đến khi xác định chi tiết chính xác của nhà sản xuất.
Trang web của các nhà sản xuất là nguồn thuận lợi cho việc tìm nội dung cho BIM. Ngoài ra, số lượng của chi tiết bên trong một công trình và số nhà sản xuất cung cấp các chi tiết đó, có thể được kiếm rất nhiều bằng cách thủ công trên các trang web riêng của từng nhà sản xuất.
Có vài trang web cung cấp thư viện cho nội dung của BIM. Trong số những trang web nổi tiếng như Autodesk® Seek và McGraw-Hill Sweets Network. Khả năng tìm kiếm trên những trang web này rất mạnh mẽ và cho phép xác định nôi dung nhanh chóng.
TÓM LẠI
Một kết luận có thể nói trước rằng mức độ sử dụng và sự tinh tế của người sử dụng BIM sẽ ngày càng tăng cao do càng ngày lợi ích của công nghệ này đã được minh chứng.
Số lượng công trình được thiết kế sử dụng công nghệ này và số lượng người sử dụng BIM đã tăng vọt trong vòng vài năm qua và xu hướng này có khả năng tiếp tục. Nếu bạn chưa sử dụng BIM, bạn nên cân nhắc bắt đầu làm quen dần.
Tại Việt Nam hiện nay cũng bắt đầu sử dụng các công cụ BIM này trong thiết kế trong đó phần mềm được biết đến nhiều nhất là REVIT MEP trong ngành cơ điện. Sự phổ biến của REVIT MEP tại Việt Nam hiện nay có công rất lớn của người giới thiệu và khởi xướng là tiến sĩ Lê Hùng Tiến - giám đốc trung tâm tin học Redsun. Cộng đồng Cơ Điện cũng có những nhân tố có thể dùng thành thạo phần mềm này trong thiết kế như Đào Ngọc Hùng, người thường xuyên có các bài hướng dẫn và giới thiệu Revit MEP trên HVACR.VN.
Nguyễn Quốc Đạt và Cộng tác viên HVACR.VN
lược dịch
Theo TheNews - HVACR magazine.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét